Giới thiệu
“Giáo dục mới hồi sinh cùng trào lưu hòa bình và quốc tế: Geneva – Giao điểm c ác châu lục trong thế kỷ XX” –
“Giáo dục mới hồi sinh cùng trào lưu hòa bình và quốc tế” là tập hợp những trích dịch các bài viết được xếp vào hạng “kinh điển” của phong trào canh tân sư phạm nổi tiếng trên thế giới trong thế kỷ XX dưới tên gọi GIÁO DỤC MỚI (Progressive Education hay Education Nouvelle).
Phần 1 của cuốn sách là tập hợp các văn bản của Claparède vào người điểm ông lập “ngôi đền đầu tiên dành trọn vẹn cho trẻ em”. Chương 2 và 3 giúp độc giả đi sâu tìm hiểu khái niệm mà các nhà sư phạm gọi là “đài thiên văn trẻ em”, đó là các trường học, nơi người ta vun trồng bản chất đặc thù của trẻ em, như cách mà các nhà sư phạm nói về trẻ em, để cho sự sáng tạo của trẻ em có thể nảy nở một cách hoàn toàn tự do (Mina Audermars và Louise Lafendel), để cho sự tự lập của trẻ không bị bó buộc như Alice Descoeuderes nhận ddiunhj và như Adolphe Ferrière, “vị quan thủ ấn” của trường học chủ động yêu cầu. Nhưng định nghĩa thế nào là “cái nghê thuật đào tạo công dân cho quốc gia và nhân loại này” (Frrière, 1921)? Bằng những công trình của mình, Jean Piaget cũng nghiên cứu chủ đề này. Chúng tôi tập hợp trong Chương 4 hai bài viết của Piaget khi ông đứng đầu Văn phòng Giáo dục Quốc tế
Phần 2 của cuốn sách, các nhà sử học, hại vụ chủ biên cùng các chuyên gia về lịch sử tâm lý học, giáo dục và phong trào canh tân sư phạm này, phân tích tổng quan về các bài viết của các tác giả ở Phần 1. Những phân tích này lần đầu tiên cung cấp cho đọc giả Việt Nam một điểm nhìn học thuật về những năm tháng sôi động của ngành sư phạm. Với tư cách là những nhà sử học quan tâm tới những hiện tượng giao thoa và chuyển giao văn hóa, chúng tôi hữu ý không chỉ chọn tiêu điểm là Viện Rousseau và những gương mặt chủ chốt mà còn đặt Viện trong bối cảnh quốc tế. Cũng chính trong tinh thần này, toàn bộ cuốn sách được biên soạn để cho độc giả thấy được mối quan hệ văn hóa và học thuật giữa Châu Âu và việt Nam. Chính ở phương diện này, chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ tiếp nối những gì mà giáo sư Nguyễn Phước Vĩnh Bang (1922-2008) đã khởi xướng khi ông thành lập một ngôi trường kiểu mới cho thiếu nhi ở Hà Nội vào năm 1945 và sau đó đến Thụy Sỹ du học tại Viện Rousseau kể từ năm 1949. Trong nhiều thập kỷ sau, tại Trường đại học tâm lý học và giáo dục học, mà tiền thân là Viện Rousseau, Vĩnh Bang đã trở thành một trong những cộng sự gần gũi và xuất sắc nhất của Piaget. Các công trình học thuật đổi mới của ông trong lĩnh vực tâm lý học sư phạm và tâm lý học phát sinh làm phong phú thêm những thực nghiệm giáo dục của ông tại Châu Á cũng như Châu Âu, mở rộng đối tượng độc giả ra bên ngoài hai đại lục này.
Đổi mới sư phạm – Canh tân giáo dục, lịch sử ở thì tiếp diễn…
Cách đây hơn 70 năm, khi Việt Nam hãy còn nằm dưới chế độ bị trị, những nhà thực hành giáo dục người Việt đã học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm quốc tế từ phong trào canh tân sư phạm Giáo dục Mới để thể nghiệm. Phong trào quốc tế này, có thể quá cấp tiến, mà không thể áp dụng đại trà vào hệ thống giáo dục quốc gia trong nhiều thập niên sau cuộc Đại chiến thế giới thứ II. Nhưng không vì thế mà nó bị mai một, như một mạch ngầm, nó tiếp tục được hiện đại hóa cho phù hợp với bối cảnh của thế kỷ XXI toàn cầu hóa. Ở Việt nam, Giáo dục mới quay trở lại kể từ đầu những năm 2000 với một loạt ấn phẩm dịch của Montessori, Dewey, Piaget… và một hệ thống các trường mầm non và tiểu học theo các chương trình quốc tế Montessori, Wardolf/Steiner, Reggio Emilia…
Lịch sử giáo dục trên thế giới nói chung và lịch sử giáo dục Việt Nam nói riêng minh chứng cho chúng ta thấy để cải cách hay canh tân một nền giáo dục quốc gia thì điều quan trọng đầu tiên là phải dựng nên các mục tiêu giáo dục trung và dài hạn phù hợp với lịch sử phát triển của chính nền giáo dục đó và thích ứng với thời cuộc và thời đại.
Trích “Giáo dục mới hồi sinh cùng trào lưu hòa bình và quốc tế”.
Tác giả
Rita Hofstetter
Nguyễn Thụy Phương
Mục lục
Phần 1: Ngôi đền đầu tiên dành trọn vẹn cho trẻ em
Phần 2: Lịch sử tâm lý học, giáo dục và phong trào canh tân sư phạm tại Việt Nam